Hệ thống điện nhẹ là từ khóa nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu nghĩa của nó một cách chính xác. Với bài viết dưới đay S4S sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết khái niệm, mô hình, thành phần của hệ thống!
Hệ thống điện nhẹ là gì?
Hệ thống điện nhẹ chính là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực cơ điện, xây dựng và viết tắt với tên là ELV (nghĩa là extra low voltage systems). Đây chính là tập hợp những hạng mục, các hệ thống hoạt động điện áp không vượt quá 60V DC (hay 35V AC) liên quan tới việc quản lý tòa nhà, các công trình cũng như mang lại những tiện ích tuyệt vời cho người dùng.
Chức năng của điện nhẹ trong quản lý tòa nhà
Các chức năng phổ biến nhất của hệ thống điện nhẹ, trong đó có hệ thống báo cháy tự động có thể giúp phát hiện, thông báo kịp thời những sự cố cháy nổ giúp bảo vệ được an toàn tuyệt đối cho con người, giảm thiểu những thiệt hại khi xảy ra sự cố cháy nổ.
Sử dụng hệ thống camera quan sát: Giúp cảnh báo, ngăn ngừa các hành vi trộm cắp, xâm nhập giúp đảm bảo an toàn.
Phân loại hệ thống điện nhẹ
Hệ thống điện nhẹ gồm có các loại:
Hệ thống BMS: Giúp tích hợp những hệ thống trong công trình giúp quản lý tự động, giám sát và tiết kiệm năng lượng.
Hệ thống âm thanh (PA): Hệ thống âm thanh để thông báo công cộng giúp truyền đạt thông tin, tin nhắn, thông điệp và thông báo khẩn cấp xảy ra trong tòa nhà. Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng phát ra nhạc nền BGM (Background Music) trong các công trình.
Hệ thống tổng đài điện thoại: Giúp duy trì kết nối liên lạc tòa nhà với bên ngoài cũng như liên lạc nội bộ
Hệ thống camera giám sát: CCTV/IPTV (Camera mạng/Camera tương tự) được dùng trong ứng dụng giúp quan sát hình ảnh, giám sát an ninh cho các công trình
Hệ thống mạng lan và internet: Giúp kết hợp các máy tính lại với nhau nhờ thiết bị nối kết mạng giúp trao đổi thông tin, kết nối đến mạng internet
Hệ thống kiểm soát vào ra: Được sử dụng trong việc chấm công và tính thời gian đi vào và đi ra.
Hệ thống truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp: Sử dụng tín hiệu trực tiếp từ đài phát hay thông qua từ nhà cung cấp dịch vụ.
Hệ thống cảnh báo cháy, cảnh báo xâm nhập : Cảnh báo các trường hợp xâm nhập trái phép, giúp cảnh báo cháy hay khi có hỏa hoạn.
Hệ thống bãi xe iParking: Đảm bảo cho các phương tiện giao thông đậu xe đúng vị trí quy định một cách tự động hóa. Các tùy chọn gồm có: tự động tính chi phí gửi xe, quản lý xe vào ra, chỉ dẫn, cảnh báo các vị trí đỗ xe
Hệ thống hội nghị truyền hình: Giúp trao đổi thông tin trực tiếp giữa các thành viên ở cách xa nhau giúp có thể nhìn thấy nhau, thảo luận, trao đổi, dữ liệu (voice, data, video).
Hệ thống liên lạc nội bộ: Giúp truyền tải âm thanh, hình ảnh.
Hệ thống xếp hàng tự động: Ứng dụng ở các trung tâm như: ủy ban nhân dân, ngân hàng, bệnh viện, trung tâm thu cước điện thoại, các trung tâm bảo hành điện thoại, các cửa hàng mua vé máy bay, tàu xe,…
Hệ thống gọi y tá trực: Với thao tác bấm nút đơn giản, bệnh nhân gọi được ngay cho y tá trực ca để hỗ trợ. Hệ thống giúp nâng cao hiệu quả phục vụ cho bệnh nhân.
Hệ thống thẻ đa năng: Dùng linh hoạt trong việc thanh toán nội bộ, chức năng liên quan khi tính phí, kiểm soát trong khu vực có tính bảo mật cao.
Quy trình thi công điện nhẹ tiêu chuẩn
Quy trình thi công hệ thống điện nhẹ trải qua các bước sau:
Bước 1: Đi ống điện âm tường, âm sàn bê tông
Ở bước đầu tiên khi thi công hệ thống điện nhẹ này cần phải
– Xác định vị trí,cao, bề rộng, chiều dài, đường cắt trên tường và tiến hành dùng máy cắt cầm tay để cắt tường theo vị trí đã định sẵn.
Sau đó tiến hành lắp đặt ống điện và đóng lưới tường đường đã cắt tránh nứt tường về sau, nghiệm thu và tiến hành trát tường.
-Dùng nước sơn làm dấu vị trí hộp trung gian ở trên sàn cốp pha khi đơn vị tiến hành xây dựng đã thi công cốp pha sàn.
– Đặt các hộp nối vị trí đã định, dùng ống điện kết nối các hộp nối tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho thiết bị khi sàn đã lắp được 1 lớp thép.
-Tiến hành nghiệm thu đường ống và hộp nối, khi đạt yêu cầu sẽ tiến hành đổ bê tông sàn.
Bước 2: Lắp đặt hệ thống máng cáp
Bước tiếp theo trong thi công hệ thống điện nhẹ chính là lắp đặt hệ thống máng cáp để định vị được cao độ, vị trí lắp giá đỡ của máng cáp.
– Gia công giá đỡ, lắp đặt vào trong các vị trí đã được định vị, khoảng cách giá đỡ từ 1,3m đến 1,5m.
– Các máng cáp kết nối đất bằng cáp đồng được bọc PVC hay thanh đồng tạo ra hệ thống tiếp đất an toàn cho các tuyến cáp.
Bước 3: Đi dây điện
Tiếp theo chính là đi dây điện cho hệ thống điện nhẹ bằng cách xây dựng tháo cốp pha sàn, tiến hành dùng dây nilon luồn vào trong ống điện. Sau khi trần đã được trát thì kéo dây nguồn, điều khiển các thiết bị. Sau đó kiểm tra dây, lắp thiết bị.
-Test dây để kiểm tra độ cách điện, độ rò rỉ dòng điện.
– Sau khi lắp đặt hoàn tất thì kiểm tra bằng ampe để xác định dòng từng pha nhằm đảm bảo sự cân bằng pha. Sau đó tiến hành làm tủ điện.
Bước 4: Kiểm tra lắp đặt thiết bị điện
– Dùng đồng hồ đo điện trở cách điện, kiểm tra thông mạch dây dẫn nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cho hệ thống điện nhẹ.
– Tiến hành vận hành hệ thống:
+ Đóng điện toàn bộ hệ thống theo từng cấp ở chế độ không tải.
+ Cho hệ thống hoạt động chế độ có tải chỉnh sửa lỗi nếu có
Cuối cùng là vệ sinh hệ thống và nghiệm thu, bàn giao.
Kết luận
S4S – System For Success là công ty uy tín hoạt động trong lĩnh vực Quản Lý bất động sản hàng đầu tại TP.HCM giúp kết nối với hơn 5000 khách hàng, doanh nghiệp trong việc quản lý tòa nhà. Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực triển khai giải pháp tổng hợp (bao gồm hệ thống ICT, dịch vụ, an ninh và hệ thống điện nhẹ) S4S chính là nhà thầu triển khai hệ thống chuyên nghiệp, hàng đầu mà nhiều chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn.
S4S đã và đang từng triển khai nhiều dự án quy mô lớn cho các công ty, nhà máy,… và nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi còn tư vấn, chia sẻ phương pháp quản trị hiệu quả của hệ thống điện nhẹ hoàn toàn miễn phí. Để quản lý tòa nhà an toàn và hiệu quả, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận tư vấn.