Các mô hình quản lý trung tâm thương mại phổ biến hiện nay

Ảnh: Các mô hình quản lý trung tâm thương mại phổ biến hiện nay

Hiện nay các trung tâm thương mại hoạt động rất mạnh mẽ bởi nhu cầu mua sắm, ăn uống, giải trí, sử dụng dịch vụ của con người ngày càng nhiều. Và mỗi một trung tâm thương mại sẽ có cách vận hành khác nhau cùng với các mô hình khác nhau. Mô hình quản lý trung tâm thương mại là một trong những yếu tố quyết định vệ việc quản lý trung tâm thương mại có hiệu quả hay không. Cho nên chủ đầu tư thường rất thận trọng khi lựa chọn mô hình phù hợp cho trung tâm thương mại của mình. 

Ảnh: Các mô hình quản lý trung tâm thương mại phổ biến hiện nay
Ảnh: Các mô hình quản lý trung tâm thương mại phổ biến hiện nay

Đặc điểm của quản lý trung tâm thương mại

  • Quản lý vận hành trung tâm thương mại 
  • Quản lý, bảo trì các hệ thống trang thiết bị
  • Quản lý đảm bảo an ninh, trật tự cho trung tâm thương mại
  • Hỗ trợ các vấn đề tìm kiếm khách hàng và các thủ tục pháp lý
  • Chăm sóc khách hàng
  • Quản lý về nhân sự
  • Quản lý công tác vệ sinh
  • Lưu trữ các thông tin, dữ liệu, hồ sơ khách hàng

Cơ hội

– Phát triển về hình ảnh, làm nổi bật thương hiệu thông qua các cách thức quảng cáo, truyền thông

– Nâng cao uy tín của chủ đầu tư bằng cách hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, công tâm

– Thúc đẩy năng suất làm việc, hiệu quả kinh doanh

– Làm tiền đề cho các dự án mới

Thách thức

– Đối mặt với sự cạnh tranh của các trung tâm thương mại khác trong khu vực

– Các dịch vụ, sản phẩm phải liên tục làm mới thay đổi theo thị trường

– Nhu cầu khách hàng thay đổi theo tình hình kinh tế 

– Thương mại điện tử phát triển nhiều

Ảnh: Đặc điểm của quản lý trung tâm thương mại
Ảnh: Đặc điểm của quản lý trung tâm thương mại

Các mô hình quản lý trung tâm thương mại phổ biến

Hiện nay các mô hình quản lý trung tâm thương mại đã đa dạng hơn, mang lại nhiều sự mới mẻ, nổi bật. Và dựa vào các ưu điểm và nhược điểm của các mô hình này, chủ đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn mô hình nào sẽ phù hợp với trung tâm thương mại của mình.

Mô hình tự quản lý

Đây là mô hình quản lý mà chủ đầu tư phải thực hiện toàn bộ các công tác quản lý về vận hành và các hoạt động của trung tâm thương mại. Có thể gọi mô hình này với cái tên quen thuộc hơn là “cây nhà lá vườn”.  

Ưu điểm:

– Kiểm soát, giám sát toàn diện: khi thực hiện mô hình tự quản lý thì chủ đầu tư sẽ phải tự thực hiện tất cả các công việc. Vì vậy chủ đầu tư có thể trực tiếp theo dõi và nắm được tình trạng hoạt động và tình hình kinh doanh của trung tâm thương mại.

– Tiết kiệm chi phí: chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí khi phải thuê dịch vụ và nhân sự bên ngoài để quản lý trung tâm thương mại. Tuy vậy, phía chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng nếu hoạt động không tốt sẽ dẫn đến thua lỗ, ảnh hưởng đến tài chính của chủ đầu tư.

Nhược điểm:

– Thiếu kinh nghiệm và kiến thức: việc thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong khâu khai thác các loại hình bất động sản là không thể tránh khỏi đối với các chủ đầu tư mới gia nhậpk vào thị trường này. Và trong đó, các khối lượng công việc trong việc quản lý trung tâm thương mại là rất nhiều. Vì vậy chủ đầu tư sẽ dễ bị quá tải về công việc, xử lý công việc dễ gặp những thiếu sót, sai lầm trong quá trình vận hành.

– Không tạo được uy tín: khi mà chủ đầu tư  xử lý các khiếu nại của khách hàng không kịp thời sẽ tạo ra sự khó chịu cho khách hàng khiến khách hàng không tin tưởng vào chủ đầu tư. Việc này sẽ khiến chủ đầu tư mất uy tin và giảm hiệu quả kinh doanh

Ảnh: Mô hình tự quản lý
Ảnh: Mô hình tự quản lý

Tự quản lý kết hợp thuê đơn vị quản lý bên ngoài

Với mô hình này thì chủ đầu tư chỉ cần đảm nhiệm các mảng mà mình có kinh nghiệm quản lý, có kiến thức chuyên sâu. Phần còn lại sẽ thuê các đơn vị khác bên ngoài:

  • Các hoạt động liên quan đến pháp luật
  • Sửa chữa trang thiết bị máy móc, bảo trì hệ thống
  • Quản lý vệ sinh
  • ….

Ưu điểm

Với mô hình này sẽ đem đến cho chủ đầu tư các lợi ích sau:

– Quản lý và vận hành thuận lợi: khi mỗi lĩnh vực đều được quản lý bởi những người có người có kỹ năng chuyên môn sẽ được xử lý tốt hơn

– Công việc được phân chia cho cả 2 cho nên chủ đầu tư không cần phải làm hết mọi việc một mình, có thêm thời gian trau dồi cho các công việc khác.

– Vừa có thể quản trị vận hành mà lại vừa kiểm soát được trung tâm thương mại.

Nhược điểm

Tuy nhiên mô hình này vẫn còn có một số nhược điểm như sau:

– Mô hình này chỉ phù hợp cho các loại hình trung tâm thương mại vừa và nhỏ

– Đối với các chủ đầu tư có nhiều bất động sản, nhiều dự án sẽ không thể làm tròn các nghĩa vụ do quá tải về công việc. Cho nên chỉ phù hợp với các chủ đầu tư ít dự án, ít bất động sản.

– Nếu không thuê được các đơn vị chất lượng, uy tín thì chủ đầu tư có thể gặp phải các rủi ro về việc mất uy tín, doanh thu.

Ảnh: Tự quản lý kết hợp thuê đơn vị quản lý bên ngoài
Ảnh: Tự quản lý kết hợp thuê đơn vị quản lý bên ngoài

Thuê đơn vị quản lý chuyên nghiệp bên ngoài

Đây là mô hình quản lý trung tâm thương mại được rất nhiều các chủ đầu tư chọn sử dụng. Vì đơn vị quản lý được thuê sẽ giúp cho chủ đầu tư thực hiện toàn bộ các công việc quản lý vận hành một cách khoa học, có quy trình và có hiệu quả. 

Ưu điểm  

– Xây dựng các chiến lược cho thuê: đơn vị quản lý sẽ hỗ trợ chủ đầu tư trong việc tìm kiếm khách hàng thuê gian hàng thông qua việc quảng cáo, truyền thông, tiếp thị. Chủ đầu tư chỉ cần đưa ra mức giá và ký kết hợp đồng. 

– Quản lý khách hàng thuê: quản lý thông tin các khách hàng đang thuê mặt bằng, duy trì liên lạc, thông tin đến khách hàng về các khoản chi phí, hoá đơn, thời gian đóng phí và các thông báo khẩn cấp, đột xuất. Xử lý các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trên nguyên tắc đảm bảo được quyền lợi cho cả khách hàng và chủ đầu tư.

– Chịu trách nhiệm về những vấn đề pháp lý: hỗ trợ và tư vấn cho chủ đầu tư về các công việc có liên quan đến pháp lý như đăng ký, kê khai về thuế và một số thủ tục khác. 

– Bảo vệ quyền lợi cho các bên: đơn vị quản lý sẽ đóng vai trò trung gian để giải quyết các vấn đề phát sinh. Mục đích là để đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư, các thương hiệu thuê gian hàng và các khách hàng đến mua sắm, sử dụng dịch vụ. 

– Quản lý trật tự, an ninh: chịu trách nhiệm trong công tác giám sát, tuần tra,…đảm bảo sự trật tự an ninh, an toàn về con người và tài sản. 

– Quản lý công tác vệ sinh: việc dọn dẹp vệ sinh được thực hiện mỗi ngày theo định kỳ. Đảm bảo không gian của trung tâm thương mại luôn sạch sẽ, đẹp, thoải mái cho khách hàng tham quan và mua sắm. 

– Quản lý, kiểm tra và bảo trì tài sản: luôn bảo đảm việc hoạt động của các trang thiết bị, các hệ thống kỹ thuật. Điều này sẽ giúp khách thuê và khách tham quan mua sắm có những trải nghiệm tốt hơn. 

– Quản lý tài chính của trung tâm thương mại: thực hiện các các công tác quản lý, kiểm soát về nguồn thu – chi, báo cáo tài chính, doanh thu, lợi nhuận cho chủ đầu tư. 

– Lưu trữ các thông tin, hồ sơ, dữ liệu: các thông tin, chứng từ, văn bản liên quan đến hợp đồng, tài sản, thông tin khách hàng, các hoá đơn hoặc biên lai thanh toán,… sẽ được đơn vị quản lý lưu trữ và quản lý. 

Nhược điểm

– Chủ đầu tư sẽ phải trả phí hoặc có thể là chia sẻ lợi nhuận với đơn vị quản lý

– Không được kiểm soát, điều hành trung tâm thương mại theo ý muốn

– Nếu chọn phải đơn vị yếu kém sẽ gây mất uy tín và ảnh hưởng đến việc kinh doanh

Ảnh: Đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý vận hành S4S - System For Succsess
Ảnh: Đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý vận hành S4S – System For Succsess

Kết luận 

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã có thêm những kiến thức về việc quản lý và các chức năng cùng ưu nhược điểm của từng mô hình quản lý trung tâm thương mại. Và nếu bạn đang muốn tìm một đơn vị quản lý và chọn mô hình thuê đơn vị quản lý thì hãy tham khảo ngay đến S4S – System For Succsess. S4S là đơn vị cung cấp đơn vị quản lý uy tín, chuyên nghiệp được nhiều chủ đầu tư ưu ái hợp tác. Đến với S4S chắc chắn chúng tôi sẽ cho các bạn một trải nghiệm tốt nhất !

Hotline: 0937.911.150

Website: www.s4s.com.vn

Địa chỉ: Số 18 Đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0965024191 0965024191 Messenger Youtube Tiktok Linkedin