Quy chế bầu ban quản trị nhà chung cư theo quy định

Ban quản trị nhà chung cư là gì?

Quy chế bầu ban quản trị nhà chung cư theo quy định

Ban quản trị nhà chung cư là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc quản lý, vận hành tình hình an ninh của dân cư sinh sống trong chung cư. Vậy quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư được quy định như thế nào? Kinh nghiệm bầu Ban quản trị nhà chung cư hiệu quả? Hãy cùng S4S theo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về quy chế này nhé!

Khi nào cần làm quy chế bầu ban quản trị nhà chung cư?
Khi nào cần làm quy chế bầu ban quản trị nhà chung cư?

Căn cứ pháp lý tham khảo

Căn cứ pháp lý về quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư mà bạn có thể tham khảo như:

  • Theo thông tư 06/2019/TT-BXD
  • Dựa trên thông tư 28/2019/TT-BXD
  • Thông tư 02/2016/TT-BXD ban hành quy chế sử dụng, quản lý nhà chung cư
  • Dựa theo Luật Nhà ở 2014

Ban quản trị nhà chung cư là gì?

Ban quản trị nhà chung cư là tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập để quản lý nhà chung cư theo quy định của pháp luật. Ban quản trị nhà chung cư có quyền và trách nhiệm liên quan đến vận hành, bảo trì, thu chi và sử dụng các chi phí của nhà chung cư.

Đồng thời, đối với Ban quản trị nhà chung cư thì hội nghị nhà chung cư là cơ sở quyết định mô hình hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư. Qua đó, ta có thể thấy Ban quản trị nhà chung cư bị phụ thuộc rất nhiều vào cuộc hội nghị nhà chung cư chứ Ban quản trị nhà chung cư không có quyền quyết định đến mô hình hoạt động của mình.

 
Ban quản trị nhà chung cư là gì?
Ban quản trị nhà chung cư là gì?

Khi nào cần thành lập ban quản trị nhà chung cư?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và Thông tư số 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng, việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư là bắt buộc đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu có khoảng 20 căn hộ trở lên. Đối với chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có 20 căn hộ trở xuống thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư sẽ thống nhất quyết định thực hiện thành lập Ban quản trị và tiến hành quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà cư.

Quy chế bầu ban quản trị nhà chung cư theo quy định

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ban quản trị chung cư được quy định tại Luật Nhà ở 2014 và Thông tư 02/2016/TT-BXD (Sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2019/TT-BXD và Thông tư 28/2016/TT/-XD). Theo đó có các vấn đề sau khi làm quy chế bầu Ban quản trị chung cư:

Thành phần, mô hình Ban quản trị nhà chung cư

Kinh nghiệm bầu Ban quản trị chung cư được thực hiện theo luật như sau:

– Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu, thành phần trong Ban quản trị bao gồm người sử dụng nhà chung cư và đại diện chủ sở hữu chung cư.

– Đối với nhà chung cư đang có nhiều chủ sở hữu, quy chế bầu ban quản trị nhà chung cư được thực hiện theo quy định dưới đây:

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có 20 căn trở lên thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư và đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể có người sử dụng.

– Ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu được tổ chức theo hình thức tự quản. Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu hoạt động và tổ chức theo mô hình Hội đồng quản trị hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, con dấu và thực hiện các quyền, trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật Nhà ở.

Khi bầu và bãi miễn thành viên Ban quản trị nhà chung cư, chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư không cần thành lập công ty cổ phần hoặc thành lập hợp tác xã; việc bầu và bãi miễn thành viên Ban quản trị sẽ thực hiện thông qua Hội nghị nhà chung cư theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư có Bộ Xây dựng ban hành.

Quyền và trách nhiệm trong quy chế bầu Ban quản trị chung cư
Quyền và trách nhiệm trong quy chế bầu Ban quản trị chung cư

Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư

Theo Điều số 104 Luật Nhà ở quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư gồm có:

– Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền, trách nhiệm dưới đây:

  1. a) Đôn đốc và nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng chung cư trong việc thực hiện quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư, nội quy, sử nhà nhà chung cư;
  2. b) Quản lý, sử dụng chi phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này và quyết định từ Hội nghị chung cư; báo cáo Hội nghị nhà chung cư về việc thu, chi khoản chi phí này.
  3. c) Đề nghị Hội nghị nhà chung cư phải thông qua mức giá dịch vụ quản lý và vận hành nhà chung cư
  4. d) Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý và vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc cơ quan có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư quyết định.

Trường hợp nhà chung cư không cần yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành và được Hội nghị nhà chung cư giao phó cho Ban quản trị thực hiện quản lý vận hành thì Ban quản trị nhà chung cư sẽ thực hiện việc thu, chi kinh phí quản lý vận hành theo đúng quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

đ) Ký hợp đồng với đơn vị có năng lực bảo trì nhà theo quy định của pháp luật về việc xây dựng để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và giám sát các hoạt động bảo trì.

  1. e) Thu thập, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của người sử dụng nhà chung cư về việc quản lý, sử dụng chung cư và cung cấp các dịch vụ nhà chung cư để phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để xem xét và giải quyết
  2. g) Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc thực hiện, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
  3. h) Thực hiện theo quy chế hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua, không được quyền tự bãi miễn hoặc bổ sung thành viên Ban quản trị nhà chung cư
  4. i) Được hưởng thù lao trách nhiệm, chi phí hợp lý khác dựa theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư
  5. k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư khi thực hiện quyền, trách nhiệm không đúng với quy định tại khoản này
  6. l) Thực hiện những công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái với quy định của pháp luật.

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì kinh nghiệm bầu Ban quản trị chung cư phải thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại các điểm a, e, g, h, i, k và 1 khoảng 1 trên.

Yêu cầu đối với thành viên Ban quản trị nhà chung cư

Đối với nhà chung cư đang có nhiều chủ sở hữu thì thành viên Ban quản trị nhà chung cư phải là người chủ sở hữu và đang có giấy tờ pháp lý sử dụng nhà chung cư đấy; với trường hợp người đang sử dụng căn hộ hoặc một phần diện tích khác trong nhà chung cư mà không phải là chủ sở hữu thì nếu được chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác thì vẫn khi tham dự hội nghị thì vẫn có thể được bầu làm thành viên trong Ban quản trị nhà chung cư.

Với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành viên trong Ban quản trị nhà chung cư là đại diện chủ sở hữu và là người đang sử dụng nhà chung cư.

Nên khuyến khích các thành viên trong Ban quản trị nhà chung cư tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về vận hành và quản lý nhà chung cư do các cơ sở đủ điều kiện thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư được Bộ Xây dựng công nhận theo quy định.

Số lượng, thành phần trong quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư
Số lượng, thành phần trong quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư

Số lượng, thành phần Ban quản trị nhà chung cư

Số lượng thành viên, thành phần Ban quản trị nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư quyết định dựa trên quy chế bầu ban quản trị nhà chung cư sau đây:

  1. a) Đối với tòa nhà chỉ có một khối nhà thì tối thiểu 03 thành viên trong Ban quản trị; trường hợp một tòa nhà có nhiều khối nhà có chung khối trên mặt đất thì mỗi khối nhà sẽ có tối thiểu 01 thành viên Ban quản trị.
  2. b) Đối với một cụm nhà chung cư thì tối thiểu là 6 thành viên Ban quản trị.

Thành phần về Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu sẽ được quy định như sau:

  1. a) Ban quản trị của nhà chung cư có 1 Trưởng ban, một hoặc hai Phó ban và những thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.

Trường hợp chủ đầu tư sở hữu phần diện tích trong khu nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể làm Trưởng ban quản trị nhà chung cư và trường hợp không được bầu làm Trưởng ban thì sẽ tham gia làm Phó ban quản trị tòa nhà chung cư

  1. b) Ban quản trị của cụm nhà chung cư gồm 1 Trưởng ban; mỗi tòa nhà trong cụm tổ chức họp đề cử 1 hoặc 2 người làm đại diện làm Phó ban và những thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.

Trường hợp chủ đầu tư sở hữu phần diện tích trong một cụm nhà chung cư thì có thể được hội nghị cụm nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị. Mỗi tòa nhà trong cụm chung cư mà chủ đầu tư còn sở hữu diện tích thì sẽ được làm Phó Ban quản trị của cụm, trừ trường hợp đại diện chủ đầu tư  được bầu làm Trưởng ban quản trị

Đối với thành phần Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu gồm 1 Trưởng ban, một hoặc hai Phó ban và các thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.

Trên đây là quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư cũng như kinh nghiệm bầu Ban quản trị chung cư. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp bạn trong việc vận hành, quản lý chung cư hiệu quả. Hãy theo dõi S4S chúng tôi để biết thêm về nhiều kiến thức chung cư hữu ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0965024191 0965024191 Messenger Youtube Tiktok Linkedin