Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0, với tất cả sự phát triển, tinh hoa của nhân loại. Sự xuất hiện của rất nhiều các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn. Để cho công ty, doanh nghiệp phát triển bền vững thì chúng ta phải luôn có văn hóa doanh nghiệp. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Các yếu tố để cấu thành văn hóa doanh nghiệp? Hãy cùng với S4S tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.
Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp được hiểu một cách đơn giản đó là tổng hợp các giá trị và các cách hành xử tồn tại trong công ty, doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp là một phạm trù rộng lớn, được thể hiện ở nhiều cấp độ. Cấp độ đơn giản nhất là các vật thể có thể nhìn thấy được ở công ty như: các sản phẩm, bàn ghế, máy tính, các máy móc, thiết bị, công nghệ cao,… Chuẩn mực các hành vi ứng xử của các thành viên trong công ty, doanh nghiệp đó như các lễ nghi, hệ thống nguyên tắc, chương trình, phép tắc,…
Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện khá rõ ràng, không hề có sự mơ hồ, hiển thị qua nhiều yếu tố từ vô hình đến hữu hình, ví dụ như:
- Các quy định ở nội bộ công ty.
- Cách ứng xử, giao tiếp thói quen giữa các thành viên trong ty, giữa cấp trên và cấp dưới.
- Cách nhận thức ứng xử của các nhân viên công ty nhìn nhận với các chủ thể, thế giới bên ngoài.
- Đồng phục của công ty, các hoạt động vui chơi giải trí, teambuilding.
- Bàn ghế, vật dụng công ty, các sản phẩm của công ty, máy móc, thiết bị công nghệ.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp như thế nào?
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp ta cần phải xác định rõ các mối quan hệ giữa các chủ thể, từ đó xây dựng nên các kế hoạch để hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp là một quá trình phát triển một cách tổng thể, chứ không phải xét ở cấp độ riêng lẻ, rời rạc. Vậy để xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp ta cần những bước cụ thể nào? Sau đây là một số bước của hai tác giả Julie Heifetz và Richard Hagberg:
- Tìm hiểu về môi trường các yếu tố ảnh hưởng đến công ty, doanh nghiệp trong tương lai. Xem xét kỹ xem các yếu tố nào sẽ làm thay đổi các chiến lược của công ty bạn trong tương lai.
- Xác định xem đâu là giá trị cốt lõi để doanh nghiệp của bạn đi đến thành công, các giá trị này là linh hồn, trái tim đi suốt chiều dài phát triển của doanh nghiệp.
- Đánh giá lại văn hóa hiện tại của công ty bạn, những yếu tố nào cần thay đổi, cần phải phát huy. Đánh giá lại văn hóa kết hợp với việc đánh giá lại chiến lược doanh nghiệp sẽ phát huy tối đa lợi ích.
- Xác định rõ vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt, điều hành công ty doanh nghiệp. Nên ban lãnh đạo chiếm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng làm sao để các nhân viên có thể học hỏi và làm theo.
- Phổ biến lại các thay đổi văn hóa, thông báo rõ các kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện tại và tương lai. Để nhân viên nắm rõ, đồng thời động viên tinh thần lẫn nhau để cùng phát triển, xây dựng.
Văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi không?
Trước tiên ta phải hiểu một vấn đề là văn hóa doanh nghiệp ở mỗi công ty, doanh nghiệp là khác nhau, bởi các chủ thể, các mối quan hệ con người ở mỗi nơi là khác nhau.
Tùy vào mục đích phát triển, định hướng xây dựng của công ty mà ta có kế hoạch điều chỉnh sao cho hợp lý nhất có thể. Vì thế, văn hóa doanh nghiệp có thể thay đổi bất cứ lúc nào miễn làm sao phù hợp với các mục đích, yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Nên chúng ta luôn ở tư thế sẵn sàng thay đổi, đổi mới để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.
Thách thức khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Sẽ có rất nhiều thách thức khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chẳng hạn như bạn chưa thể xác định rõ định hướng của công ty mình là như thế nào. Việc xác định rõ định hướng là cách giúp ta xác định văn hóa doanh nghiệp.
Ban điều hành và nhân viên cần phải có sự thấu hiểu, quan tâm lẫn nhau. Nếu như mỗi cá nhân làm việc với cái “tôi” cao và không lắng nghe. Thì rất khó để xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp. Cần phải nói chuyện để thấu hiểu nhau hơn, nghiên cứu hướng đi hợp lý.
Kết luận
Qua bài viết này S4S hy vọng tất cả chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp. Để công ty có thể phát triển bền vững, giúp người khác có cái nhìn tích cực về công ty, từ đó các dự án hoạt động của công ty, doanh nghiệp sẽ nhiều hơn.